Xử lý nước cấp là quá trình làm sạch và xử lý nước để đạt tiêu chuẩn sử dụng cho sinh hoạt, công nghiệp hoặc các mục đích khác. Quá trình này bao gồm nhiều công đoạn nhằm loại bỏ tạp chất, vi khuẩn, chất hữu cơ và vô cơ có hại
Nguồn nước mặt cũng như nguồn nước ngầm của chúng ta hiện nay đang bị ô nhiễm nặng do môi trường bị ô nhiễm kéo theo nguồn nước bị ô nhiễm theo.
Nguồn nước hiện tại ô nhiễm như ô nhiễm kim lọa nặng, thuốc trừ sâu, ô nhiễm do rác thải gây ra, ô nhiễm do khai thái các nguồn tài nguyên như khai thác than, khai thác rừng, khai thác vàng, khai thác than… đã làm kéo theo nguồn nước chúng ta mỗi ngày một ô nhiễm nặng.
Do nguồn nước hiện nay bị ô nhiễm nặng từ thành thị đến nôn thôn. Ở thành thị thì bị ô nhiễm do công nghiệp hóa nước thải thải ra môi trường chưa qua xử lý, ô nhiễm do khí thải như ô tô, xe máy… khí này sẽ được nước mưa rửa trôi và làm nguồn nước bị ô nhiễm.
Ở nông thôn thì nguồn nước bị ô nhiễm do thuốc trừ sâu, phân hóa học…
Mọi chi tiết cần hỗ trợ tư vấn liên hệ hotline: 0948131513
Công nghệ và các bước xử lý nước cấp phổ biến hiện nay
1. Lọc thô nước cấp
Là quá trình xử lý sơ cấp loại bỏ các tạp chất có kích thước tương đối lớn như lá cây, bao nilon, cát, sỏi, rác bằng song chắn rác lưới chắn hoặc bể lắng trọng lực
Nguồn nước thô được cho qua bể trung gian với phía trước nó có gắn lược hoặc song chắn rác, công đoạn này tách được các chất rắn có kích thước lớn
Lọc thô nước cấp giúp cho các công đoạn lọc kế tiếp hiệu quả hơn và bảo vệ các thiết bị phía sau không bị hỏng hóc, không làm gãy cánh quạt máy bơm, không tắc nghẽn đường ống…
2. Keo tụ và tạo bông
Những nguồn nước có nhiều chất lơ lững khó lắng và có màu thì thường dùng bằng phương pháp keo tụ
Thêm hóa chất keo tụ (như phèn nhôm, PAC) để kết dính các hạt lơ lửng, làm tăng kích thước bông cặn.
Khuấy trộn nhẹ để tạo bông cặn lớn hơn, dễ lắng xuống.
Sau khi các chất lơ lững đã được keo tụ sẽ được chứa trong bể lắng đứng, nước được lưu trữ ở đây phần bông bùn sẽ tự lắng xuống đáy bể
Phần bùn lắng sẽ được xả bỏ định kỳ, còn phần nước trong bên trên sẽ được đươc qua giai đoạn xử lý tiếp theo
Phương pháp lắng là công đoạn dùng để lắng chất có trọng lượng lớn, dễ lắng cũng như lắng các chất lơ lững của quá trình keo tụ
Nước chảy qua bể lắng để các bông cặn chìm xuống đáy.
Có thể dùng bể lắng đứng, bể lắng ngang hoặc bể lắng cao tải.
Nước sau lắng được đưa qua xử lý với công đoạn lọc cao hơn như lọc tinh, lọc UF, lọc áp lực hoặc lọc RO
4. Lọc tinh
Là phương pháp loại bỏ các chất ô nhiễm có trong nước với kích thước chất lơ lững nhỏ từ 5micromet đến 0,0001micromet
Các phương pháp thường dùng như dùng lõi lọc tinh PP, màng lọc UF, màng lọc RO
Dùng bể lọc cát, than hoạt tính hoặc màng lọc để loại bỏ cặn nhỏ, chất hữu cơ, kim loại nặng.
Màng lọc RO (thẩm thấu ngược) có thể được sử dụng để xử lý nước có độ cứng cao hoặc nước mặn. Tùy vào công suất nước cần lọc mà chúng ta dùng màng từ 50HR, 100HR, màng RO 4040, màng RO 8040…
5. Khử trùng
Là công đoạn gần như cuối cùng trong quá trình xử lý nước, là quá trình diệt khuẩn, diệt vi sinh có hại có trong nước trước khi cung cấp để sử dụng hoặc thải ra môi trường đối với xử lý nước thải
Dùng clo, ozone, tia UV để tiêu diệt vi khuẩn, virus và các vi sinh vật gây bệnh.
Đảm bảo nước sạch và an toàn khi sử dụng.
6. Điều chỉnh pH và chất lượng nước
Sử dụng vôi hoặc soda để điều chỉnh độ pH của nước. Áp dụng cho những nguồn nước có độ pH nhỏ hơn 6,5
Có thể bổ sung khoáng chất để cải thiện vị nước uống hoặc đáp ứng yêu cầu công nghiệp.
Ứng dụng của xử lý nước cấp trong đời sống của chúng ta
Nước sinh hoạt: Cung cấp nước sạch cho hộ gia đình, trường học, bệnh viện, sử dụng trong nhà máy, khu công nghiệp…
Nước công nghiệp: Sử dụng trong sản xuất thực phẩm, dược phẩm, chế biến thủy sản, dệt nhuộm.
Nước nông nghiệp: Dùng tưới tiêu, chăn nuôi.
Nước phục vụ hệ thống làm mát: Trong nhà máy điện, lò hơi, hệ thống điều hòa.